Công tơ điện là thiết bị đo điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. Biết cách xem công tơ điện sẽ giúp bạn tính được số tiền điện cần phải thanh toán trong tháng. Cùng theo dõi bài viết sau để được hướng dẫn các cách đọc công tơ điện chuẩn xác nhất.
Tìm hiểu về công tơ điện
Trước khi tìm hiểu về cách xem công tơ điện, bạn cần biết được cấu tạo cũng như ý nghĩa của các thông số hiển thị trên thiết bị này.
Công tơ điện là gì?
Công tơ điện hay đồng hồ điện là thiết bị được dùng để kiểm tra và xác định thông số của dòng điện. Bao gồm điện dung, điện áp, cường độ dòng điện, điện trở cũng như tần số của dòng điện. Thông qua công tơ điện bạn cũng có thể biết được tháng số kw điện mà bạn tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Công tơ điện là thiết bị được dùng để kiểm tra và xác định thông số của dòng điện
Cấu tạo của đồng hồ điện
Đồng hồ điện thường được cấu tạo từ các bộ phận sau:
- Cuộn dây điện áp: Được đặt song song với dòng điện tại phụ tải. Cuộn dây này có số lượng vòng dây khá lớn và đảm nhận vai trò đo lường điện áp.
- Bộ phận đĩa nhôm: Được lắp phía trên trục và có khả năng quay tự do trong từ trường. Nhiệm vụ của đĩa nhôm là ghi nhận lượng điện tiêu thụ dựa vào số vòng quay.
- Hộp số cơ khí: Bộ phận này giúp hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm. Hộp số cơ khí được gắn vào trục của đĩa nhôm và có vai trò chuyển đổi vòng quay thành đơn vị đo lường.
- Nam châm vĩnh cửu: Bộ phận này tạo ram omen để tạo sự cản trở khi đĩa nhôm quay trong từ trường. Momen đóng vai trò giúp đĩa nhôm quay chính xác và đồng nhất với dòng điện đi qua.
Ý nghĩa các thông số hiển thị trên công tơ điện
Có bao giờ bạn thắc mắc các thông số hiển thị trên công tơ điện có ý nghĩa gì hay chưa? Xem ngay bảng dưới đây để được giải đáp!
Thông số | Ý nghĩa |
220V | Điện áp định mức của công tơ điện |
10(40)A | 10A là dòng điện định mức của đồng hồ điện nhằm đảm bảo khi điện áp vượt mức quá tải đến 40A.
Nếu dòng điện vượt quá ngưỡng 40A thì công tơ điện vẫn chạy nhưng độ chính xác không đảm bảo và có nguy cơ thiết bị sẽ hỏng hóc. |
450 vòng/kWh | Thông số này có ý nghĩa để có được 1kWh thì đĩa đồng hồ phải quay được 450 vòng. |
Cấp 2 | Có sai số là 2% của toàn dải đo. Đây là cấp chính xác nhất. Mức sai số cấp càng nhỏ thì độ chính xác càng cao. |
50Hz | Đây là tần số của lưới điện. |
Ý nghĩa các thông số trên công tơ điện
Cách xem công tơ điện gia đình
Biết cách đọc công tơ điện sẽ giúp bạn biết được chi phí sử dụng nguồn điện trong nhà một tháng là bao nhiêu. Từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để tối ưu hóa nguồn điện.
Cách đọc công tơ điện 1 pha
Công tơ điện 1 pha thường có 6 chữ số, trong đó 5 chữ số đầu màu đen biểu thị lượng điện gia đình bạn đã sử dụng, 1 chữ số cuối màu đỏ biểu thị chữ số thập phân. Chẳng hạn, công tơ điện có chỉ số 356789 thì giá trị này được đọc là 35678,9 kWh. Tuy nhiên, hiện nay người ta sẽ lược bỏ chữ số thập phân sau dấu phẩy, chỉ đọc là 35678 kWh.
Cách đọc công tơ điện 1 pha
Cách xem công tơ điện 3 pha
Công tơ điện 3 pha thường gồm 6 chữ số đo điện năng tổng. Điện năng này được dùng trong 3 thời điểm như sau:
- Vào giờ bình thường (T1)
- Vào giờ cao điểm (T2)
- Giờ thấp điện (T3)
Trong đó, điện năng T2 và T3 được hiển thị trên màn hình. Điện năng T1 = Tổng – T2 – T3.
Cách xem công tơ điện 3 pha
Cách đọc công tơ điện 3 pha trực tiếp
Công tơ điện 3 pha trực tiếp gồm các loại là 10(20)A, 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A. Khi đọc công tơ điện 3 pha 10(29)A gồm 6 chữ số, trong đó 5 chữ số đầu màu đen hiển thị giá trị kWh, số màu đỏ cuối cùng biểu thị giá trị 0.1kWh. Các thông số khác cũng có cách đọc tương tự.
Công tơ điện 3 pha trực tiếp
Cách xem công tơ điện 3 pha gián tiếp
Công tơ điện 3 pha gián tiếp có định mức là 5A và thêm các ký hiệu gián tiếp. Chỉ số công tơ này có 6 số, trong đó 5 số đầu màu đen ghép lại có giá trị 1kWh, chỉ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Chẳng hạn, nếu số công tơ là 356789 thì giá trị cần đọc là 35678.9 kWh. Tuy nhiên, nếu muốn tính chỉ số điện sử dụng thực tế bạn phải nhân thêm biến áp đo lường và hệ số biến dòng điện. Thông thường, mạng hạ thế không dùng biến áp đo lường mà chỉ dùng 3 biến dòng đo lường. Như vậy, số công tơ điện là 356789, chỉ số biến dòng điện là 100/5A = 20 lần. Vậy chỉ số điện năng tiêu thụ thực tế là 35678.9 x 20 = 731.578kWh.
Công tơ điện 3 pha gián tiếp
Cách xem đồng hồ điện nhà trọ
Hiện nay, các nhà trọ sử dụng công tơ điện cơ và công tơ điện tử. Dưới đây là cách đọc hai loại đồng hồ điện này mà bạn có thể tham khảo.
Cách xem công tơ điện cơ
Thông thường mặt đồng hồ của công tơ điện 3 pha thường có 2 phần. Phần thứ nhất là dãy số đại diện cho chỉ số tiêu thụ điện kWh. Phần thứ hai là bảng biểu thị thông tin kỹ thuật của đồng hồ. Hiện nay, các nhà trọ sử dụng loại công tơ điện phổ biến là 10(40)A – 450 vòng/1kWh.
Các số màu trắng từ phải sang trái có các ký hiệu dưới đó như 1, 10, 100, 1000… Đây là các chỉ số hàng đơn vị cho các giá trị của các chữ số phía trên:
- Số 0 màu đỏ với ký hiệu 1/10: Biểu thị cho hàng đơn vị kwh, tương ứng với 1/10 kwh. Khi con số này tăng từ 0 đến 9, nó chỉ gần đạt được 1 kwh và khi quay trở lại 0 thì có nghĩa là đã có 1 kWh điện năng tiêu thụ.
- Số 0 màu trắng với ký hiệu 1: Biểu thị cho 1 kWh điện năng. Khi con số màu đỏ nhảy từ 0 lên 9 và quay trở lại 0, dãy số này sẽ tăng 1 số từ 0 lên 1.
Do đó, cách xem công tơ điện phòng trọ là đọc các chữ số màu trắng từ trái sang, bỏ qua các chữ số màu đỏ. Chẳng hạn, nếu công tơ điện hiển thị 0011520.8 kWh thì sẽ đọc là 11520 kWh.
Công tơ điện cơ
Cách xem công tơ điện tử
Đồng hồ điện tử hiển thị dãy số thông qua màn hình LCD. Cách xem công tơ điện của đồng hồ điện tử vô cùng dễ dàng. Bạn có thể thấy rằng, giữa số cuối cùng bên phải và số kế bên thường có một dấu chấm ở giữa. Theo quy ước, các chữ số bên phải của dấu chấm biểu thị giá trị 1/10 kWh còn các chữ số nằm bên trái của dấu chấm biểu thị giá trị 1 kWh. Do đó, cách xem công tơ điện trên đồng hồ điện tử tương tự như đồng hồ cơ. Tức là bạn chỉ cần xem các chữ số ở bên trái dấu chấm và bỏ qua các chữ số ở bên phải.
Cách tính tiền điện đơn giản, chuẩn xác
Hiện nay cách tính tiền điện đơn giản nhất là theo kWh, kW và W. Theo đó, chúng ta có các quy ước và công thức tính như sau:
Đơn vị đo công suất: 1 kW = 1000 W
Đơn vị đo năng lượng:
- kWh: tương ứng 1000 watt/giờ
- năng lượng tính bằng kWh là tích của công suất (watt) và thời gian (giờ).
Nếu tính tiền điện sinh hoạt theo kWh thì tiền được tính dựa trên bậc thang sử dụng. Mỗi bậc sẽ tương ứng với một giá điện cụ thể. Như vậy, công thức tính tiền điện theo kWh đã sử dụng như sau:
Mức tiền điện theo kWh = (Mức bậc thứ i trong biểu giá) x (số ngày tính tiền) x (số hộ dùng chung) / (số ngày của tháng trước) x số kWh đã tính với giá bán lẻ + thuế VAT.
Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách xem công tơ điện và tính tiền điện sinh hoạt chuẩn xác nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại dưới comment để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ thêm.